Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong từng tiết học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên Trường Tiểu học Việt–Úc Hà Nội...
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong từng tiết học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên Trường Tiểu học Việt–Úc Hà Nội. Đối với môn Đạo đức, làm thế nào để việc dạy lồng ghép đó trở nên tự nhiên mà học sinh vẫn nắm vững được các chuẩn mực kĩ năng, hành vi đạo đức và có thái độ tích cực? Câu hỏi đó luôn khiến tôi và đồng nghiệp trong khối trăn trở. Trong từng tiết dạy, chúng tôi luôn cố gắng tạo điều kiện để các em được bày tỏ ý kiến nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi, hợp tác với nhau nhiều hơn và vận dụng tri thức và kĩ năng vào thực tiễn nhiều hơn, ...
Chúng ta hãy cùng đến với một tiết học Đạo đức ở lớp 5A2 - Bài
Em yêu quê hương –
tiết 2. Ở tiết học này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức, trong đó phải kể đến
phương pháp dự án – một phương pháp dạy học mới, phát huy được tính chủ động, tính sẵn sàng, phát triển khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của học sinh.
Mục đích của dự án: tìm hiểu về thiên nhiên và con người quê em, về truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, những sản phẩm nổi tiếng của quê hương,...
Để thực hiện mục tiêu của dự án, chúng tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Ví dụ: Nhóm 1: Vẽ tranh miêu tả cảnh quê hương và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về bức tranh đó; Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh về các danh nhân, lễ hội trên quê hương và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về các danh nhân, lễ hội ấy;... Kết quả dự án được trình bày dưới hình thức triển lãm có tên gọi
“ Quê hương tươi đẹp”.
Các nhóm gắn, bày quanh lớp những tư liệu, sản phẩm sưu tầm được qua hoạt động dự án. Để phần trình bày của các nhóm tự nhiên hơn, liền mạch hơn, một HS đóng vai phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong đến tham quan triển lãm, phỏng vấn đại diện các nhóm...
Dưới sự dẫn dắt của cô giáo, các em học sinh tích cực tham gia vào rất nhiều các hoạt động. Học sinh có thêm hiểu biết về nhiều vùng quê trên đất nước Việt Nam, mong muốn được khám phá, tìm hiểu . Đặc biệt, các em thêm yêu, thêm tự hào về quê hương mình, biết thể hiện tình yêu quê hương qua những hành động thiết thực phù hợp với khả năng của mình.
Sử dụng phương pháp dự án trong tiết dạy này giúp học sinh gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, các em còn được rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng hợp tác...
Chúng ta hãy cùng xem một số sản phẩm của các bạn trong tiết học: