Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

https://vashanoi.edu.vn/Banner Tin tức

Dạy và học ở Trường Tiểu học Việt-Úc Hà Nội: Tập làm văn khó hay dễ?

13/04/2012

VAS News sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Việt-Úc Hà Nội về các môn học đang được giảng dạy tại trường. Bài viết đầu tiên về môn Tập làm văn của cô Vũ Thị Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A1...
Đối với học sinh tiểu học, phân môn Tập làm văn luôn luôn được coi là một phân môn kém hấp dẫn, thậm chí  nhiều em ngại học. Nhưng đối với học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học Việt-Úc Hà Nội thì khác.

Hôm nay là tiết thứ hai học sinh được làm quen với kiểu bài văn tả cây cối nhưng tôi đã cảm nhận được niềm say mê, hào hứng thật sự nơi các em.

Vì sao các em lại say mê như vậy? Điều đó có lẽ xuất phát từ tình yêu văn học, tình yêu thơ ca nơi cô và trò. Để có được tình yêu đó, cô trò chúng tôi đã vun đắp từng ngày. Trong các tiết học, có đoạn văn, câu văn hay hoặc hình ảnh đẹp, tôi cho các em gạch chân hoặc ghi vào “ Sổ tay văn học”.Tôi còn cho học sinh thi đọc những bài thơ hay, những đoạn văn hay mà các em sưu tầm được.

Ngoài ra, để xây dựng cho các em có niềm say mê đọc sách và hình thành văn hoá đọc trong các em, tôi đã  thành lập Thư viện mi ni trong lớp. Thư viện mi ni của lớp 4A1 chúng tôi cũng có đến hơn bốn trăm đầu sách, truyện đấy. Vậy là, bằng các cách khác nhau, mỗi ngày một ít tôi đã bồi dưỡng tâm hồn các em và các em cũng mỗi ngày cảm thấy yêu thích học văn, cái môn học mà lúc đầu bạn nào cũng ngán.

Văn học và cuộc sống gắn bó khăng khít, viết văn phải xuất phát từ óc quan sát thực tế đời sống. Vậy với tâm hồn non nớt,thơ ngây, các em quan sát và cảm nhận cuộc sống như thế nào?

Trước khi có tiết quan sát thực tế, tôi cùng các em  xây dựng và định hướng những cảnh vật, cây cối cần quan sát và cách quan sát. Muốn bài văn hay, sinh động, vấn đề sử dụng các giác quan để cảm nhận và dùng các từ láy gợi tả, gợi cảm là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, sử dụng các từ nối phù hợp để  liên kết câu, ý và cách miêu tả tinh tế sẽ tạo cho bài bài văn có sức hấp dẫn.  

Trong tiết quan sát cây cối của học sinh lớp 4A1, nhìn các em say sưa  quan sát, nét mặt thay đổi theo từng điều cảm nhận, lòng tôi vui vui. Bạn quan sát gốc cây, bạn quan sát lá, cành, hoa, quả, những làn gió mỏng manh mang hương mùa xuân đến. Bạn thì cảm nhận được những bông hoa nắng vàng, dịu dàng buông tỏa. Có bạn thì bị cuốn hút bởi những chú ong mật rù rì rù rì, những cánh bướm lung linh. Bạn thì đang thả hồn bay theo những cánh chim,…

Việt Trúc viết như sau: “ Cành nhỏ, gốc cây sần sùi nhiều “vết sẹo”. Nhưng khi sang xuân, thật khó tin rằng cái cây khẳng khiu đó đâm chồi nảy lộc căng tràn nhựa sống.”

Quốc Anh: “Cành lộc vừng to bằng cánh tay của cậu bé tiểu học. Cánh tay đó dang ra để ôm lấy những chùm hoa đỏ thắm”.

Ngọc Hân: “Quả phượng cong cong như vầng trăng non. Trăng chỉ có một còn quả phượng thì vô số. Chỉ một cây phượng ở góc sân trường tôi thôi đã có nghìn mảnh trăng non treo nghiêng nghiêng từ thấp đến cao”.

...

Với cách dạy và học như thế, không hẳn có gì mới mẻ nhưng tôi đã chắt chiu từng ngày, từng ngày gieo vào tâm hồn thơ ngây của các em tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Và dẫn dần việc học văn để miêu tả lại cuộc sống dưới góc nhìn của các em không là khó nữa. Các em đã thích viết về những điều mình quan sát, mình cảm nhận bằng những suy nghĩ thật giản dị, thơ ngây  mà đầy chất văn.

Sau đây là hình ảnh các bạn quan sát cây và hoa trong trường:


Phương Anh và Hải My đang quan sát tỉ mỉ gốc cây

Nhóm bạn đang thích thú với những điều mình quan sát được

Ngọc Thư bị cuốn hút bởi sắc màu  thắm tươi của hoa râm bụt

Thân cây xoài nhỏ mà cao  chạm đến tận tầng ba của toà nhà

Tin liên quan

Đăng ký tuyển sinh call hotline Zalo Messenger