14/09/2024
Thời gian gần đây, sự phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn hành vi, rối loạn sử dụng chất gây nghiện và thấm chí có ý định tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên là đáng báo động. Hàng năm, trên toàn cầu ước tính có 10%-20% trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần. Vì vậy, việc hiểu và biết cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh là rất quan trọng trong nhà trường.
Thầy, cô giáo là những người tiếp xúc thường xuyên với học sinh sẽ là lực lượng hàng đầu trong mắt xích hỗ trợ và kịp thời phát hiện những hành vi bất thường ở học sinh, để từ đó phối hợp với gia đình, chuyên gia tâm lý và bác sĩ trong quá trình điều trị. Vì thế, mỗi thầy, cô giáo cũng cần phải hiểu và biết kiến thức y khoa cơ bản liên quan đến vấn đề này.
Các bác sĩ chuyên về vấn đề sức khỏe tâm thần của Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ rất bổ ích và thực tế cho toàn bộ giáo viên của VAS Hanoi. Từ những kinh nghiệm thực tế các ca chữa bệnh và nghiên cứu các bác sĩ đã đưa kiến thức chuyên ngành đến với thầy, cô giáo một cách dễ hiểu, dễ áp dụng thực tế , qua đó nâng cao hiểu biết và năng lực quan sát, phân tích, tiếp cận đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh một cách rõ ràng.
VAS Hanoi chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích từ buổi tập huấn với trường Đại học Y Hà Nội, để hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh trong mỗi nhà trường, mỗi gia đình được quan tâm đúng và đủ.
Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Theo CDC, ước tính tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 0,5% ở trẻ em 3-5 tuổi, 2% ở trẻ 6 đến 11 tuổi và lên đến 12% ở trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, đặc điểm lâm sàng để nhận biết bệnh cũng khác nhau, ví dụ trẻ ở độ tuổi đi học: Phần lớn thể hiện qua phàn nàn các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau bụng), lo âu (ám ảnh học đường, lo âu chia ly quá mức), cáu kỉnh (nóng nảy và các vấn đề hành vi khác).
Gợi ý về cách quản lý và hỗ trợ
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Biểu hiện lâm sàng của bệnh: Tật chứng về sự chú ý: biểu hiện sự ngừng trước giới hạn các việc đang làm, và bỏ dở các hành động trong khi chưa hoàn thành. Tăng hoạt động: quá mức, đặc biệt trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự yên tĩnh: chạy và nhảy liên tục quanh phòng hoặc đứng dây khỏi chỗ trong chi được yêu cầu ngồi yên, nói quá mức và làm ồn, hoặc cựa quậy không ngừng trong khi ngồi…. Xung động: Thiếu kiềm chế trong hoạt động, lời nói…: dễ dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm; coi thường các quy tắc xã hội. Người lớn,vị thành niên bị ADHD có thể hay đãng trí, đứng ngồi không yên và hay quên.
Vai trò của gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị cho trẻ có triệu chứng bệnh này.
Nhận biết và quản lý nghiện Game - Internet ở trẻ em
Nghiện game là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với người chơi, đặc biệt là giới trẻ. Tỷ lệ nghiện game ở Việt Nam là 8.5%.
Triệu chứng lâm sàng
Dự phòng
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có dấu hiệu lạm dụng game/internet, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Việc sử dụng nhiều internet và chơi game có thể dẫn đến tình trạng nghiện. Nghiện game-internet gây ra các tác động đến toàn bộ các mặt của đời sống của con người: sức khỏe thể chất, tinh thần, học tập, công việc, mối quan hệ xã hội. Gia đình và nhà trường cần phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo của nghiện game-internet. Đưa trẻ đi khám bác sĩ tâm thần và can thiệp sớm khi có các biểu hiện bất thường.
Trên đây là những thông tin cơ bản các bác sĩ chuyên khoa tâm thần của Trường Đại học Y đã tập huấn cho toàn bộ giáo viên của Hệ thống trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội. Trong năm học 2024-2025, VAS Hanoi sẽ còn tiếp tục phối hợp với các đơn vị, trường học, chuyên gia, bác sĩ tổ chức các buổi tư vấn tâm lý và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho giáo viên, học sinh toàn trường.
VAS Hanoi News