Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

https://vashanoi.edu.vn/Banner Tin tức

VASers thiết kế mô hình 3D Hệ Mặt trời

09/05/2024

Những điều hấp dẫn xung quanh Hệ Mặt trời sẽ khiến bạn thấy hứng thú khi tìm hiểu về vũ trụ và hành tinh. Kiến thức thiên văn học phong phú đã kích thích đam mê khám phá của mỗi học sinh. Và điều này được nuôi dưỡng dần dần trong các tiết Khoa học của Chương trình Cambridge đang được giảng dạy tại VAS Hanoi.

Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh? Tên gọi của chúng là gì?

Ngoài phần kiến thức, từ vựng Tiếng Anh mà VASers học được trong sách giáo khoa, video hay tài liệu tham khảo giáo viên nước ngoài cung cấp, thì các bạn còn được làm mô hình 3D của Hệ Mặt trời và thuyết trình theo từng chủ đề. Đây là, một trong những hoạt động học tập rất được học sinh yêu thích. Dự án làm mô hình 3D của Hệ Mặt trời đã giúp học sinh khối 2 khám phá các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời về tên gọi, vị trí, màu sắc biểu trưng, kích thước mỗi hành tinh và khoảng cách giữa các hành tinh với nhau... đồng thời kích thích tư duy sáng tạo, rèn các kỹ năng tổng hợp và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 
Học sinh lớp 2A1 cùng GVNN chia sẻ về các tiểu hành tinh

Từ những chất liệu đơn giản như giấy bìa, xốp, và màu vẽ, cả không gian vũ trụ đa sắc đã nằm trong tầm tay. Thật vui khi các bạn vừa cầm cọ tô vừa nói chuyện và trao đổi cùng nhau về các hành tinh, điều này khiến buổi học trở nên sôi nổi hơn với hành trình tạo nên Hệ Mặt trời "tí hon" của riêng các VASers nhí. 

Học sinh lớp 2A2 cùng nhau làm mô hình 3D Hệ Mặt trời

Một số điều thú vị về hệ Mặt trời

1. Mặt trời chiếm 99,8% tổng khối lượng của hệ mặt trời. 

2. Sao Thổ đủ nhẹ để có thể nổi trên nước. Sao Thổ là hành tinh nhẹ nhất với thành phần toàn khí. Khối lượng riêng trung bình của hành tinh này là 0,687 g/cm3.

3. Sao Thiên Vương lăn ngang trên quỹ đạo. Nó giống như một quả bóng lăn trên quỹ đạo. Đây cũng là hành tinh duy nhất trong số 7 hành tinh của hệ mặt trời (không tính trái đất) được đặt tên theo thần thoại Hy Lạp.

4. Hành tinh nóng nhất là sao Kim. Mặc dù sao Thủy ở gần mặt trời nhất, nhưng sao Kim mới là hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất do hiệu ứng nhà kính gây ra bởi khí quyển dày của nó. Nhiệt độ bề mặt của nó vào ban ngày có thể lên 462oC.

5. Đỉnh núi cao nhất hệ mặt trời nằm ở sao Hỏa. Điều này khá thú vị vì sao Hỏa là hành tinh đất đá nhỏ thứ 2 của hệ mặt trời. Đỉnh Olympus trên sao Hỏa có độ cao là khoảng 22 km, tức là cao hơn rất nhiều so với cả Mauna Kea và Everest trên trái đất.

Tin liên quan

Đăng ký tuyển sinh call hotline Zalo Messenger