Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

https://vashanoi.edu.vn/Banner Tin tức

Chủ động phòng chống bệnh Bạch hầu

09/07/2024

Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 5/7 tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận trường hợp 1 bệnh nhân tử vong do bệnh Bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang do có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này. Hiện nay cơ quan Y tế chưa ghi nhận các trường hợp mắc hoặc nghi mắc Bạch hầu tại Hà Nội. Để chủ động phòng, chống bệnh Bạch hầu, Hệ thống Trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội xin cung cấp một số thông tin để Phụ huynh học sinh hiểu và chủ động phối hợp cùng Nhà trường trong phòng, chống dịch bệnh Bạch hầu.

I. Thông tin về bệnh Bạch hầu

1. Bệnh Bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin.

2. Nguyên nhân bệnh Bạch hầu.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh Bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

3. Triệu chứng bệnh Bạch hầu

Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh  với các biểu hiện bệnh như sau :

  • Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
  • Đau họng và khàn giọng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Chảy nước mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó chịu

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả.

Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.

4. Đường lây truyền bệnh Bạch hầu

Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:

  • Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải . Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
  • Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng...
  • Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

5. Phòng ngừa bệnh Bạch hầu

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho đến nay là tiêm Vắc-xin

Tiêm Vắc - xin

Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn.

  • 2 tháng
  • 4 tháng
  • 6 tháng
  • 15 đến 18 tháng
  • 4 đến 6 tuổi

Tiêm nhắc lại

  • Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian.
  • Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo trước 7 tuổi thì nên được tiêm mũi đầu tiên nhắc lại vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu.

5. Khi nào đi khám bác sĩ?

Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.

II. Nhà trường chủ động phòng ngừa

1.  Đối với Giáo viên, nhân viên và học sinh:

-   Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi đông người

-   Thực hiện tốt việc sát khuẩn tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

-     Hạn chế đến những nơi tập trung đông người.

-    Chủ động tiêm phòng Vaccine để phòng bệnh.

2. Đối với nhà trường:

- Tăng cường vệ sinh các lớp học hàng ngày bằng dung dịch khử khuẩn thông thường.

- Yêu cầu học sinh rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.

- Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhân viên y tế yêu cầu người bệnh đeo khẩu trang và đề nghị đi khám tại các cơ sở Y tế.

- Khử khuẩn từng khu vực khi có giáo viên, nhân viên hoặc học sinh phát hiện mắc bệnh tại trường.

Tin liên quan

Đăng ký tuyển sinh call hotline Zalo Messenger