Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

Trường Liên cấp Việt-Úc

https://vashanoi.edu.vn/Banner Tin tức

Học sinh Việt-Úc Hà Nội học Văn học - Lịch sử - Anh văn từ những giờ thực tế tham quan Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam

18/11/2022

Học từ tham quan bảo tàng, khu lưu niệm, các di tích lịch sử, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử … là một trong những con đường giúp hình thành và nâng cao ý thức về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đây cũng là phương pháp học tập, giảng dạy được áp dụng tại trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội trong nhiều năm qua.
Học từ tham quan bảo tàng, khu lưu niệm, các di tích lịch sử, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử … là một trong những con đường giúp hình thành và nâng  cao ý thức về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đây cũng là phương pháp học tập, giảng dạy được áp dụng tại trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội trong nhiều năm qua.

Chuyến tham quan thực tế của các bạn học sinh Khối 9 trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm trong chuỗi hoạt động của dự án liên môn Văn – Anh – Sử về chủ đề "Người lính”. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về hình tượng người lính cũng như giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc.

Dưới sự thuyết minh của các hướng dẫn viên trong bảo tàng cùng hàng nghìn hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học bổ trợ, phim tư liệu, sa bàn… các sự kiện lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn 1930 -1953, chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, lịch sử Quân sự Việt Nam giai đoạn 1954-1968, giai đoạn 1969 - đầu năm 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, lịch sử Quân sự Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay… hiện lên sinh động và chân thật, khiến học sinh vô cùng chăm chú, hào hứng ghi chép, ghi hình lại để làm tư liệu cho việc học tập môn lịch sử và văn học trên lớp.

Cô Trần Thị Thanh Hường chia sẻ: "Dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo, bản thân tôi cũng phải thay đổi linh hoạt hơn trong cách dạy của mình. Học sinh có điều kiện tương tác với thực địa, các em nắm bài một cách đầy hứng thú và chủ động. Về mặt kỹ năng, thay vì chỉ là người đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, thầy cô giáo đã tăng cường các hoạt động học nhóm, học sinh có thể trao đổi về vấn đề đang học một cách tự nhiên, sôi động nhất”.

Giáo dục lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về Lịch sử mà còn khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Do đó, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên cũng cần tự học hỏi, nắm vững kiến thức, phương pháp giảng dạy mới để làm sao môn Lịch sử thực sự thu hút học sinh.

Cũng trong chuyến đi này, học sinh ghi chép và nhớ thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến lịch sử, chiến tranh, các trận chiến, kỷ vật chiến tranh… Hình tượng người lính nổi bật qua hai bài thơ "Đồng chí” của Chính Hữu - thời chống Pháp và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật - thời chống Mỹ, kết hợp với chuyến tham quan bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, học sinh Việt-Úc sẽ tích lũy được nhiều tư liệu quý báu để hoàn thành bài thu hoạch cho môn văn với chủ đề "Người lính”. 

Chuỗi các hoạt động của dự án về chủ đề người lính của học sinh khối 9 sẽ còn tiếp tục với nhiều dự án thú vị khác. Trên con đường hội nhập trở thành những công dân toàn cầu, các VASers vẫn không quên lịch sử và truyền thống hào hùng của dân tộc.

Tin liên quan

Đăng ký tuyển sinh call hotline Zalo Messenger