27/10/2020
Chiếc nón lá ngày nay không chỉ là là một biểu tượng gợi nhớ về văn hoá dân tộc, mà còn là một "sứ giả" giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Người Việt Nam khi tham gia các sự kiện giao lưu văn hoá, kinh tế, hay các sự kiện lớn hơn như APEC, Liên hoan phim, Tuần lễ thời trang quy mô quốc tế... hầu hết đều mang theo những chiếc nón lá bé xinh làm quà tặng.
VASers khối 8 vừa thực hiện một hành trình thú vị trong liên môn Ngữ văn - Địa lí - Mỹ thuật để tìm về cội nguồn của chiếc nón lá. Các bạn đã rất ngạc nhiên khi biết rằng, ở ngay thủ đô Hà Nội, có một làng nón trăm tuổi, đó là Làng Chuông (huyện Thanh Oai);.
Sau khi được nghe các nghệ nhân lâu năm trong làng kể lại về nguồn gốc, các giai đoạn thăng trầm của làng, VASers chia về các nhóm thực hành các công đoạn để hoàn hành một chiếc nón. Cái quý giá của nón lá làng Chuông là sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Để hoàn thành một chiếc nón thành phẩm, người thợ làm nón phải trải qua nhiều công đoạn như rẽ lá, là lá, bứt vòng, quay nón, dán nón, khâu nón, sửa nón hoặc nứt nón, lồng nhồi, quang dầu.
Đây sẽ là những tư liệu thực tế sống động cho các bạn hoàn thiện bài thuyết minh tại lớp về chiếc nón lá Việt Nam, tìm hiểu về làng nghề truyền thống và trang trí các họa tiết dân gian.
Trở về sau chuyến đi thực tế này, trên xe bus, mỗi bạn lại biết "ngân nga" thêm câu: "Muốn ăn cơm trắng cá mè/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông". Quan trọng hơn, các bạn sẽ thêm nâng niu những tài sản tinh thần quý giá của văn hoá Việt Nam.
Xem nhiều nhất
Hàng loạt điểm tuyệt đối trong ngày thi Violympic Toán Tiếng Anh đầu tiên
Cuộc đua di sản - Sân chơi bổ ích và ý nghĩa của VASers
VAS Hanoi nhận Giải thưởng Trường học Sinh thái ASEAN 2024
Golden Night 2024: Bản giao hưởng tuyệt mỹ của Ánh sáng và Bóng tối
VAS Hanoi tuyển Giáo viên Tiếng Anh Mầm non
SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA